Binh nghiệp Lưu_Vĩnh_Châu

Khi cha ông từ Đốc học Tây Ninh, trở thành Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh, con trai lớn của ông là anh Dõi cũng theo hướng hoạt động này. Ông Dõi gia nhập Vệ quốc đoàn (QĐNDVN ở Nam bộ lúc đó) rồi tham gia chỉ huy chiến đấu tại Trâm Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu khi quân Pháp tiến vào Tây Ninh. Giữa năm 1946, đơn vị của ông gần cạn kiệt đạn dược, ông được tổ chức lo giấy tờ ra Bắc nhận vũ khí. Ông được đi cùng chuyến tàu với Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng mới từ Pháp trở về. Ra Hà Nội, việc chuyển vũ khí không thành, vì Hà Nội lúc đó tình hình chính trị cũng rất căng thẳng. Ông được bố trí vào đội tự vệ khu Bạch Mai, tham gia chiến đấu cùng đơn vị tự vệ trong ngày toàn quốc kháng chiến (19 tháng 12 năm 1946).

Năm 1948, ông được cử đi học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4, đổi tên thành Lưu Vĩnh Châu theo họ mẹ. Sau khi bế mạc khóa học ông tiếp tục theo học khóa I công binh. Ngày 10 tháng 7 năm 1949, khi lớp công binh đang xây dựng cầu treo Bờ Rạ, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp khóa công binh, ông về cục công binh công tác.

Tháng 12 năm 1952, ông được bổ nhiệm đại đội trưởng C57 tpm bom, bắn phá, đơn vị C57 được điều biệt phái sang trực thuộc Cục vận tải Tổng cục cung cấp. Năm 1953, do yêu cầu nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ Trung Quốc về nước gặp rất nhiều khó khăn vì quân Pháp thường xuyên ném bom, bắn phá, C57 được biệt phái sang Cục Vận tải Tổng cục Cung cấp. Đơn vị của ông đảm nhiệm phá bom, chữa đường bảo đảm giao thông vận tải vũ khí, lương thực từ biên giới.[3]

Tháng 3 năm 1954, đại đội công binh 57 đang chữa đường ở Chi LăngĐồng Mỏ, Lạng Sơn thì được lệnh hành quân cấp tốc đi Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn 206 được giao nhiệm vụ phối hợp với thanh niên xung phong miền Tây Bắc, đảm nhiệm thông đường "huyết mạch" từ đèo Lũng Lô đến Sơn La dài hơn 16 km. Ác liệt nhất là trong đợt ném bom của Pháp vào đêm 23 rạng sáng 24 tháng 4 năm 1954, đơn vị của ông bị trúng bom, 12 người hy sinh.[4]

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, máy bay Pháp vẫn tấn công đường cho đến khi Chính phủ Việt Nam ra điều kiện về tù binh. Tổng kết chiến dịch, Tiểu đoàn 206 được cờ thi đua, và được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng Huân chương Quân công hạng 2.